Điều trị lâm sàng trong Đông y cho liệu trình điều trị bằng mai hoa châm. Sản phẩm có 2 loại là đầu đơn và đầu đôi
MAI HOA CHÂM
Kim hoa mai một phần của di sản y học châm cứu của Trung Quốc, có hiệu quả trị bệnh đặc biệt đối
với nhiều loại bệnh. Kim hoa mai cũng là một cách châm cứu châm nông nhiều kim, bao gồm tập
hợp nhiều kim ngắn châm nông vào bộ phận cơ thể và huyệt vị, sử dụng cho liệu pháp điều trị lâm
sàng trong Đông y.
I/ Hướng dẫn sử dụng
1. Phương pháp mai hoa châm
- Mai hoa châm là phương pháp dùng kim hoa mai (5 – 7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu một cán gỗ)
gõ trên mặt da, nhằm mục đích chữa bệnh hoặc phòng bệnh. Đây là một hình thức phát triển của
châm cứu.
2. Thủ thuật
- Cách cầm kim hoa mai: ngón tay cái và ngón giữa cầm chặt 1/3 cán kim, ngón nhẫn và ngón út
đỡ thân cán vào lòng bàn tay, ngón trỏ đặt lên cán kim. Lúc gõ chủ yếu là cử động nhịp nhàng cổ
tay, trực tiếp bổ kim tiếp xúc thẳng góc với mặt da.
- Thủ thuật gõ kim hoa mai: có 3 cách gõ là gõ nhẹ, gõ vừa và gõ mạnh.
+ Gõ nhẹ: gõ rất nhẹ nhàng trên mặt da, hoàn toàn không đau. Người bệnh cảm thấy thoái mái, dễ
chịu, thủ thuật này có tác dụng tư bổ, tăng sức khoẻ cho người bệnh, thường dùng cho chứng hư
hàn.
+ Gõ vừa: sức không nhẹ, không mạnh, có tác dụng bình bổ bình tả, thường dùng trong các
chứng bán biểu bản lý, không hư không thực.
+ Gõ mạnh: gõ mạnh sức hơn, sức bật của cổ tay khoẻ hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn đủ sức
chịu đựng, thủ thuật này có tác dụng tả, áp dụng với các chứng thực nhiệt.
- Trình tự gõ kim hoa mai: cần gõ theo một thứ tự nhất định, trước hết gõ vùng thường quy rồi gõ
khu trọng điểm sau đó gõ khu kết hợp.
- Trường hợp trong công thức điều trị không có thường quy mà chỉ có khu trọng điểm và khu kết
hợp thì gõ khu trọng điểm trước, khu kết hợp sau.
Nếu gõ theo vùng thì gõ vùng đầu, vùng lưng trước, gõ vùng ngực, bụng, chân sau. Gõ vùng đầu
thì gõ khu trán trước, rồi gõ khu thái dương, khu đỉnh đầu và cuối cùng là khu chẩm.
- Thời gian: 20– 30 phút cho một lần gõ mai hoa châm.
II/ Tác dụng điều trị
- Nói chung là gõ kim hoa mai có thể dùng để chữa trị các bệnh như châm cứu thông thường.
- Phương pháp này tỏ ra thích hợp nhất đối với các loại bệnh: suy nhược thần kinh, đau đầu mất
ngủ, đau dây thần kinh liên sườn, liệt dây thần kinh VII, cơn đau dạ dày tá tràng, tiêu hoá kém,
đau bụng kinh, đái dầm, sa trực tràng, sạm da, mẩn ngứa ngoài da.
III/ Tiêu chuẩn kỹ thuật
Thành phần cấu tạo:
Mai hoa châm bao gồm ba bộ phận hợp thành, đó là phần kim châm, đầu kim và cán kim, thân
kim được chế tạo từ sợi thép không gỉ. Đầu kim và cán kim được chế tạo từ sừng trâu hoặc nhựa
đen bóng không gây độc hại đối với cơ thể người.
Phân loại sản phẩm:
Mai hoa châm được chia thành các loại: đầu đơn, đầu đôi và 12 đầu (dành cho đầu đơn)
Phạm vi sử dụng:
Điều trị lâm sàng trong Đông y cho liệu trình điều trị bằng mai hoa châm.
Chống chỉ định:
- Vết thương bị lở loét, bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc (nấm ngoài da...), vùng da bị tổn thương,
sưng hoặc phù nề không rõ nguyên nhân.
- Những bệnh có xu hướng xuất huyết (tiểu cầu giảm, bệnh máu trắng...), những người dương
tính với xét nghiệm mao mạch dễ vỡ.
- Mệt mỏi quá độ, quá đói, quá no, quả khát, say rượu... đều không được sử dụng.
Bảo quản:
Sản phẩm cần được bảo quản ở nơi có độ ẩm tương đối không quá 80%, không có chất khí ăn
mòn và sạch sẽ thoáng mát.
Lưu ý:
1. Trước khi sử dụng mai hoa châm, người sử dụng phải tiến hành vô trùng khử độc.
2. Trước khi sử dụng mai hoa châm, cần kiểm tra đầu kim có sắc nhọn hay không, không được
có các khiếm khuyết như đầu bằng, gờ ráp, cong, gãy...cấm sử dụng kim khi xảy ra các trường
hợp trên.
3. Trước khi sử dụng mai hoa châm, cần kiểm tra đầu kim có sắc nhọn hay không, không được
có các khiếm khuyết như đầu bằng, gờ ráp, cong, gãy... Nghiêm cấm sử dụng kim khi xảy ra các
trường hợp trên.