Công ty cổ phần Khánh Phong Việt Nam Công ty cổ phần Khánh Phong Việt Nam
  • Đèn hồng ngoại để bàn

  • Mã sản phẩm: S764
  • Giá bán: Liên hệ
  • Giới thiệu về đèn hồng ngoại để bàn


ĐÈN HỒNG NGOẠI

I/ Hướng dẫn sử dụng đèn hồng ngoại:

Đèn hồng ngoại: về cơ bản là sử dụng lý liệu pháp bằng phương pháp nhiệt. Sức nóng của đèn có
tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ; làm giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.

Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra
tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ.

Hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt, do đó tác dụng của hồng
ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt. Ở những vùng chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ giãn mạch đỏ
da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên đèn hồng ngoại có tác dụng giảm đau, chống viêm
mạn tính, làm mềm cơ. Mức độ xuyên sâu của bức xạ hồng ng
oại vào cơ thể nhìn chung là rất kém,
chỉ khoảng 1-3mm.

Đa phần các đèn hồng ngoại đều có cách sử dụng như sau:
- Cắm nguồn điện.
- Điều chỉnh khoảng cách để sử dụng từ người đến đèn là 30 - 80cm, tránh tiếp xúc quá gần để
tránh bỏng.
- Điều chỉnh thời gian chiếu thích hợp (thường chiếu từ 15 - 30 phút). Ngày sử dụng từ 2 - 3 lần.
- Sử dụng ánh sáng hồng ngoại chiếu vào các vùng cần điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cho người bệnh nằm hoặc ngồi một cách thoải mái nhất có thể với khoảng cách đặt đèn cách da
như đã nêu ở bên trên. Để chỉnh độ nóng cũng như ánh sáng tới vùng được chiếu chỉ cần điều chỉnh
khoảng cách của đèn tới da là được. Luôn chiếu đèn vuông góc với bề mặt da.
- Sau khi hết thời gian được phép sử dụng đèn cần tắt đèn hồng ngoại để nguội trước khi bảo quản
cho lần dùng sau.

II/ Tác dụng của đèn hồng ngoại trị liệu

- Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên đèn hồng ngoại
giúp làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng
máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.
- Đèn hồng ngoại trị liệu có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng
đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn
mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
- Đèn sưởi hồng ngoại tập trung những tia sáng điện từ hồng ngoại rọi vào cơ thể gây ra các phản
ứng lý, hóa nhằm điều trị các bệnh lý: Đau, sưng, phù nề, bầm tím, khớp, Gout, chứng căng thẳng,
mệt mỏi, vv...
- Đèn hồng ngoại giúp tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng tế bào, kích thích tuần hoàn
máu - nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Đèn hồng ngoại có tác dụng tích cực làm đẹp da: làm mềm da, những mạch máu liti được lưu
thông tốt, kích thích sinh trưởng tế bào da mới, mất đi tế bào da chết.v.v..
- Hồng ngoại còn có thêm tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp, và còn được sử dụng rộng rãi tại
các trung tâm thẩm mỹ viện...
- Ngoài ra, đèn hồng ngoại trị liệu còn giúp làm đẹp tóc: chân tóc được kích thích hoặc khi nhuộm
tóc sẽ giữ màu tốt hơn.
- Đèn hồng ngoại được bác sỹ khuyên dùng hàng ngày và rộng khắp. Không có bằng chứng chống
chỉ định sử dụng đèn hồng ngoại.

III/ Thông số kỹ thuật

- Bước sóng: năng lượng chính của bóng đèn hồng ngoại phân bố trong phạm vi bước sóng
0.8μm~2.5μm.
- Nhiệt độ trung tâm của bóng đèn: nhiệt độ cao nhất của bóng đèn hồng ngoại không được quá
180°C.
- Kiểm soát nhiệt độ: Bề mặt lưới bảo vệ của thiết bị cho phép chịu nhiệt độ tối đa không quá giá trị
nhiệt độ cho phép là 60°C.
- Kiểm soát thời gian: thiết bị có thể hẹn giờ, sau khi đạt tới thời gian làm việc đã định, bộ phận gia
nhiệt sẽ lập tức ngừng làm việc, sai số của máy hẹn giờ không quá ±10%.
- Thời gian làm việc liên tục: sử dụng trong công suất ngạch định, thiết bị có thể làm việc liên tục
8h/ngày, sau 8 ngày bảo đảm thiết bị vận hành bình thường, bóng đèn không xuất hiện hiện tượng
cháy, chảy dây tóc, vỡ bóng...
- Mức độ chống điện giật: I-B

Điều kiện làm việc bình thường:
- Nhiệt độ môi trường: 5°C~40°C
- Độ ẩm tương đối: <85%
- Áp suất không khí: 860hPa~1060hPa
- Điện áp và công suất ngạch định: 220V, 50Hz

Một số sự cố thường gặp:

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
Sau khi cắm dây
nguồn, đèn báo (màu
xanh) không sáng


 
1. Ổ điện không có điện
2. Đứt dây cầu chì
3. Đèn báo hoặc đèn
led hỏng
4. Điện trở bị hỏng
Thay phụ kiện



 
sau khi cắm dây
nguồn, đèn báo nguồn
sáng, cài đặt hẹn giờ,
đèn không sáng (đèn
vàng) nhưng đèn hồng
ngoại vẫn sáng bình
thường.
1. Hỏng đèn
2. Hỏng đèn led
3. Hỏng điện trở




 
Thay đèn báo hoặc đèn
led, điện trở, kiển tra
mối hàn mạch điện




 
Say khi cắm dây
nguồn, đèn báo nguồn,
hẹn giờ hoạt động bình
thường, đèn làm việc
báo sáng, đèn hồng
ngoại không tỏa nhiệt
1. Dây nối ở phần đui
sứ của đèn bị lỏng hoặc 
tiếp xúc không tốt.
2. Đèn hồng ngoại bị
hỏng

 
Thay bóng đèn




 


Vận chuyển và bảo quản:

- Tránh va đập mạnh trong quá trình vận chuyển, không đặt ngược thùng, không phơi nắng.
- Sản phẩm cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -5°C~55°C, độ ẩm tương đối ≤90%, áp suất
không khí 860hPa~1060hPa. Trong môi trường không có khí ăn mòn và thoáng mát.

Sản phẩm cùng loại
Đèn từ trường

Đèn từ trường

Giá bán: Liên hệ

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phòng kinh doanh
Thiết bị y tế
0914.079.933
Bao bì thủy tinh
0914.361.532
Phòng kế toán
Kế toán trưởng
0911.459.933
Phòng đấu thầu
Trưởng phòng
0904 561 600
Ủy quyền thầu
0963441001
Phòng CSKH
Thiết bị y tế
0903.403.013
Trà thảo mộc
0903.403.013
Hotline
24/7
0904345221 - 02435574351(HC)
Bản đồ

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay729
  • Tháng hiện tại12,280
  • Tổng lượt truy cập2,398,627
Zalo Official Account
Ma QR Zalo OA KP
Zalo Official Account
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây