Công ty cổ phần Khánh Phong Việt Nam Công ty cổ phần Khánh Phong Việt Nam

Phương pháp đánh cảm cạo gió

Thứ sáu - 15/03/2024 04:56

Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm,… đánh cảm, cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời. Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đích thực đem lại niềm vui cho nhiều người bệnh. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản.
Đánh cảm, cạo gió nằm trong phương pháp điều trị cổ xưa gọi là “biếm pháp”, là một trong 6 phương pháp điều trị của đông y, đó là: biếm, châm, cứu, thuốc, xoa bóp và dưỡng sinh. Trong đó “biếm pháp” là phương pháp thường được sử dụng rộng rãi trong dân gian và được phân chia thành các phương pháp đó là: cạo gió, đánh cảm, bầu giác, và chích lễ. Mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.


Tác dụng của phương pháp đánh cảm – cạo gió

 
  • Đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết: thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng cường khả năng bài tiết chất thải qua da, tăng cường lưu thông tuần hoàn ngoại vi…
  • Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.
  • Cân bằng âm dương cho cơ thể.
 

Khi nào thì nên đánh cảm – cạo gió?
 

  • Khi có các triệu chứng đau cục bộ như đau lưng, đau vai gáy… hoặc các triệu chứng cơ năng như: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, sốt…
  • Khi bị cảm lạnh: Hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu… Sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng.
  • Khi bị cảm nắng, cảm nóng: Sốt, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô khát, ra mồ hôi, ho có đờm… Nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, khám thấy họng đỏ…
 

Những cách đánh cảm- cạo gió

 
  • Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc;
  • Cạo gió bằng đồng bạc, thìa bạc, dụng cụ bằng sừng trâu… kết hợp với các loại dầu;
  • Đánh cảm bằng gừng;
  • Đánh cảm bằng cám rang với lá ngải cứu, cúc tần…


Nguyên tắc đánh cảm – cạo gió

 
  • Xem người bệnh bị nhiễm loại cảm nào: cảm lạnh, nóng, nắng, gió… để tìm cách đánh tương ứng.
  • Đánh cảm từ trên xuống dưới: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, chân tay, lòng bàn chân và tay…
  • Không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên).
  • Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng).
  • Không cạo gió trực tiếp trên các tổn thương da hoặc viêm cục bộ.
  • Duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng… trong khi đánh cảm.
  • Tuyệt đối không dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng.
  • Không dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị lạnh lại càng lạnh thêm.
 

Chú ý trong và sau khi đánh cảm – cạo gió

 
  • Khi đánh cảm cạo gió phải chọn nơi kín gió. Để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.
  • Sát trùng dụng cụ cạo gió.
  • Sau khi đánh cảm cạo gió, tránh ra gió, mặc đồ kín, ấm hoặc có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể toát mồ hôi.
  • Sau khi đánh cảm cạo gió tốt nhất nên uống một ly nước ấm và nghỉ ngơi khoảng 15- 20 phút.
  • Trong vòng 30 phút sau khi đánh cảm cạo gió không nên tắm hoặc rửa bằng nước lạnh.
 

Những trường hợp không được đánh cảm cạo gió

 
  • Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp…
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu…
  • Suy tim, suy thận, xơ gan, phù nề…
 

Hướng dẫn đánh cảm cạo gió theo kinh nghiệm dân gian


Cách 1: Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất


Tác dụng: dùng để đánh cảm cho những trường hợp bị cảm: lạnh, cảm nắng, cảm gió…

Thành phần: Trứng gà 4-5 quả. Dây chuyền bạc hoặc đồng tiền bạc nguyên chất.

Cách làm: Luộc chín trứng gà rồi bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ, nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa rồi bọc bằng khăn xô dày (để không bị xước da).

Thao tác:

Vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
Cuối cùng, vuốt các vùng cơ thể phía sau, gồm: đầu, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân.
Vuốt tới khi nào trứng nguội hẳn mới thay quả trứng và đồng bạc khác.

Kết quả:

Nếu bị cảm nắng, đồng bạc sẽ chuyển màu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen.
Nếu bị cảm gió thì đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.
Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, đồng bạc có cả hai màu.
Lưu ý: có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt dầy, để tránh bị vỏ trứng làm xước da.


Cách 2: Dùng đồng bạc (hoặc thìa bằng bạc…) kết hợp với các loại dầu

 
Tác dụng: dùng để đánh cảm cho những trường hợp bị cảm lạnh, cảm gió, căng cơ, sốt, đau cục bộ…

Thành phần: Đồng bạc, thìa bạc, hoặc dụng cụ bằng sừng trâu. Dầu các loại.

Thao tác:

Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.
Sát trùng dụng cụ cạo gió.
Tỳ mạnh đồng bạc (thìa bạc)… cạo sát xuống da kết hợp xoa dầu nóng. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút…
Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt.
Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác, cạo khắp nơi trên cơ thể: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 đến 5 phút là da ửng đỏ

Kết quả:

Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen.
Nếu bị cảm gió, đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.

Lưu ý:

Cần lưu ý cạo gió có hiệu quả hay không không phải do lực cạo mạnh hay yếu mà do khí huyết của người bệnh có đầy đủ hay không.
Khi cạo gió cần chú ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày.
Cạo gió đúng cách sẽ không làm đau, khi cạo bệnh nhân cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Nếu như sau khi cạo gió, bệnh nhân thấy đau nơi bị cạo, trong người thấy bứt rứt khó chịu, đó là do cạo gió không đúng chỗ, làm hao phí khí huyết, hiệu quả cạo gió sẽ không cao.
Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết
Nếu đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén, bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên. Đồng bạc sẽ trắng trở lại và có thể sử dụng trong lần cạo gió sau.


Cách 3: Đánh cảm bằng cám rang lá cúc tần


Tác dụng: chữa cảm lạnh

Thành phần: Cám gạo. Lá cúc tần hoặc ngải cứu.

Cách làm:

Bỏ cám vào chảo, rang nóng.
Cho lá cúc tần hoặc ngải cứu vào rang cùng cám.
Khi lá bắt đầu săn và bốc mùi thơm dùng vải màn hoặc khăn mùi xoa sạch túm chỗ lá vừa rang lại để đánh cảm.
Thao tác đánh cảm: Đánh nhanh tay từ đỉnh đầu xuống, sau đó đánh ở mặt, ngực, bụng, mông, chân, tay,… sau đó kết thúc đánh ở lòng bàn tay, bàn chân.

Lưu ý: Nếu thấy gói cám và lá ngải cứu nguội thì đổ ra rang tiếp cho ấm lên rồi tiếp tục đánh.


Cách 4: Đánh cảm bằng gừng và rượu trắng

 

Tác dụng: chữa cảm lạnh

Thành phần: Gừng: 100 gr gừng. Rượu trắng: rượu đế, volka, rượu gạo…

Cách làm:

Rửa sạch gừng sau đó giã dập.
Cho gừng đã giã vào một chiếc khăn hay vải mỏng.
Nhúng khăn có gừng vào một bát rượu mạnh.
Thao tác đánh cảm:

Thực hiện thao tác vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
Cuối cùng, vuốt các vùng cơ thể phía sau, gồm: đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân.

Ý kiến của Chuyên gia

(1) BS Nguyễn Văn Tuấn chuyên khoa thần kinh, Viện sức khỏe tâm thần

“Đánh cảm, cạo gió là cách chữa bệnh dân gian, tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt.

Cạo gió, đánh cảm không được áp dụng đối với bệnh nhân bị cao huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não”.

(2) Lương y Bùi Văn Phượng

“Khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.

Với những người bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Nhiều người không biết, không hiểu kỹ lại dùng dầu gió, dầu nóng, rượu gừng để cạo gió đánh cảm. Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió, sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn”.

Tác giả: Trà Thảo Arlo

Nguồn tin: Theo Y học cộng đồng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ trợ trực tuyến
Phòng kinh doanh
Thiết bị y tế
0914.079.933
Bao bì thủy tinh
0914.361.532
Phòng kế toán
Kế toán trưởng
0911.459.933
Phòng đấu thầu
Trưởng phòng
0904 561 600
Ủy quyền thầu
0963441001
Phòng CSKH
Thiết bị y tế
0903.403.013
Trà thảo mộc
0903.403.013
Hotline
24/7
0904345221 - 02435574351(HC)
Bản đồ

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay805
  • Tháng hiện tại9,740
  • Tổng lượt truy cập2,311,663
Zalo Official Account
Ma QR Zalo OA KP
Zalo Official Account
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây