Công ty cổ phần Khánh Phong Việt Namhttps://khanhphong.com/uploads/logokhanhphong.png
Thứ sáu - 22/12/2023 21:02
Họng là cửa ngõ hô hấp quan trọng nên dễ bị tổn thương bởi tác nhân độc hại như virus, vi khuẩn. Theo Đông y, kích thích vào một số huyệt vị có tác động tới họng giúp làm giảm tình trạng viêm sưng tại niêm mạc họng. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu bạn có thể tập kích thích vào một số huyệt vị sau đây giúp làm giảm tình trạng viêm sưng tại niêm mạc họng.
Nguyên nhân gây viêm họng
Viêm họng là vấn đề thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là:
- Do các loại virus, vi khuẩn: Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…
- Ngoài ra một số loại vi khuẩn như: phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Do các yếu tố bên ngoài khác:
+ Chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như: khói bụi, thuốc lá, rượu bia, thuốc xịt chứa hóa chất, đồ ăn cay nóng,… làm cháy lớp lót ở niêm mạc họng dẫn đến viêm.
+ Thời tiết thay đổi, mưa, lạnh hay nóng bức khiến cơ thể không thích nghi kịp, nên dễ gây viêm họng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản nên khi bị bệnh này, cổ họng sẽ luôn cảm thấy nóng rát.
- Nhiễm HIV: Những người bị nhiễm HIV thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, họ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng.
- Khối u: Các khối u ở vùng họng xuất hiện nhiều ngày không khỏi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét họng.
- Xòe hai bàn tay, đặt hõm giữa lòng bàn tay vào đỉnh hai tai, các ngón tay ôm chặt lấy đầu, hướng ngón cái về phía sau gáy. Sau đó miết hai ngón tay cái từ trên xuống dưới, vượt qua một ụ xương rồi rơi xuống một chỗ hõm ở hai bên khối cơ nổi sau gáy, đó chính là vị trí của huyệt Phong trì.
- Dùng hai ngón tay cái day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút; các ngón tay khác ôm chặt lấy đầu để làm điểm tựa.
2. Xoa bóp huyệt Đản trung
- Là huyệt vị được dùng trong các trường hợp đau tức ngực, ho, khó thở, nấc; chủ trị hỗ trợ điều trị ho, viêm họng, hen phế quản...
- Vị trí huyệt: Điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường đi qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đi ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới) chính là huyệt đản trung
- Dùng ngón cái bàn tay phải day ấn huyệt đản trung trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức là được.
3. Xoa bóp huyệt Phế du
- Là huyệt vị được dùng để chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp (hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng).
- Bắt chéo bàn tay vòng qua cổ sang phía lưng đối diện, huyệt nằm ở đầu ngón tay giữa cách đường trục giữa cột sống lưng 1,5 thốn
- Dùng ngón tay giữa day ấn huyệt trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
4. Xoa bóp huyệt Đại chùy
- Là huyệt vị có công dụng làm thông dương khí toàn thân, thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà thường được dùng chữa các bệnh lý thuộc đường hô hấp.
- Ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ở ngay dưới u xương này.
- Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt đại chùy trong 2 phút sao cho đạt cảm giác nóng lên tại vùng huyệt là được..
5. Xoa bóp huyệt Liệt khuyết
- Là huyệt thường được dùng trong các trường hợp viêm đường hô hấp như viêm họng, ho, đau ngực, viêm mũi dị ứng. Tác động vào huyệt Liệt khuyết giúp giảm ho, nhức đầu.
- Huyệt nằm ở mặt trong của cổ tay, cách lằn chỉ ngang cổ tay khoảng 3 cm.
- Dùng ngón tay cái day ấn huyệt ở tay đối diện, bốn ngón còn lại vòng quanh cổ tay. Thực hiện xoa bóp trong khoảng 2 phút rồi đổi bên.
6. Xoa bóp huyệt Phong long
- Là huyệt vị thường được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng...
- Huyệt ở trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá ngoài 8 thốn, trong khe của cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn (vểnh bàn chân, xoay bàn chân ra ngoài cho rõ khe cơ).
- Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong long sao cho đạt cảm giác căng tức là được.
7. Xoa bóp huyệt Côn lôn
- Là một huyệt vị được dùng để điều trị viêm họng mạn tính
- Xác định chỗ cao nhất của mắt cá ngoài chân và bờ ngoài gân gót chân, huyệt ở chỗ lõm giữa hai vị trí này.
- Dùng ngón tay cái day ấn huyệt côn lôn trong phút sao cho tại vùng huyệt nóng lên là được.
Lưu ý khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt giảm viêm họng
Muốn đạt được hiệu quả điều trị viêm họng, cần thực hiện hàng ngày duy trì thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm ngủ dậy và trước khi đi ngủ tối.
Khi tập luyện, giữ tinh thần thư thái, tập trung sự chú ý vào việc day bấm huyệt. Xác định vị trí huyệt và cách bấm huyệt đảm bảo lực tác động theo cách thức nêu trên.
Dừng tập luyện và thăm khám chuyên khoa nếu thấy có các dấu hiệu sau:
Đau vùng trước ngực;
Khó thở, phải gắng sức để thở, nghỉ ngơi không đỡ;